“Thành phố nằm trên dải bờ biển miền Trung Việt Nam này là một hình mẫu được bảo tồn tốt của một thương cảng quan trọng của Đông Nam Á từ thế kỷ XV-IX”. Đó là nhận xét của trang web du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor về Hội An, nơi vừa được các độc giả của trang web này bình chọn đứng thứ 14 trong Top 25 điểm đến được yêu thích nhất ở Châu Á.
Phố cổ Hội An luôn là “mục tiêu” lí tưởng cho khách du lịch bụi, nay lại càng chiếm được tình cảm hơn với khách du lịch quốc tế. Du khách sẽ không thể không dừng chân trước sự huyền ảo trước phong cảnh của nơi đây, trước những làng nghề truyền thống có những con người luôn say mê tạo nên những sản phẩm xinh xắn và hữu ích từ chính đôi bàn tay của mình.
Và đặc biệt là hình ảnh đêm hội lồng đèn – khi ánh đèn điện được “nghỉ ngơi”, nhường lại đặc quyền “tỏa sáng bóng đêm” cho ánh trăng và những chiếc lồng đèn lung linh. Điều này khiến cho du khách đến nơi đây như được sống lại không gian của thương cảng nổi tiếng ngày ấy, bởi chiếc lồng đèn cũng như nghề làm lồng đèn đã luôn song hành, gắn bó từ bao đời nay với Hội An, ngay cả chiếc lồng đèn bao nhiêu tuổi, cũng là một câu hỏi rất khó trả lời.
Có người cho rằng đèn lồng có mặt ở Hội An là do những dòng họ Châu, La, Thái… xuất phát từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông bên Trung Hoa sang sinh cơ lập nghiệp ở Hội An đã mang theo những chiếc đèn lồngtreo trước nhà cho đỡ nhớ quê hương xa xôi cách trở.
Người Hội An kể rằng: Hội An xưa có ông tổ làm đèn lồng tên là Xã Đường, hồi đó được gọi là thợ mã chuyên làm đầu lân lồng đèn cho những đêm hội hay các cuộc thi đấu xảo, thi làm đèn kéo quân. Những ngày tết, lễ, hội hè, phú quý lắm người dân phố Hội An mới có chiếc đèn lồng to viết chữ Hán hoặc vẽ tranh thuỷ mặc treo trước nhà.
Phải qua vài thế hệ chiếc đèn lồng mới tới được mọi nhà trong phố cổ Hội An với tính chất trang trí hết sức bình dân mà vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng quyến rũ vốn có. Cứ có hội hè là người dân lại làm đèn để treo, trước là làm để trang trí trong gia đình, sau đó để bán. Làm đèn lồng đã trở thành một nghề đặc sắc của riêng Hội An. Có những người chuyên vẽ trang trí đèn lồng to dùng ở các khách sạn hay treo ở nơi thờ tổ tiên của các gia đình Hội An.
Phải qua vài thế hệ chiếc đèn lồng mới tới được mọi nhà trong phố cổ Hội An với tính chất trang trí hết sức bình dân mà vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng quyến rũ vốn có. Cứ có hội hè là người dân lại làm đèn để treo, trước là làm để trang trí trong gia đình, sau đó để bán. Làm đèn lồng đã trở thành một nghề đặc sắc của riêng Hội An. Có những người chuyên vẽ trang trí đèn lồng to dùng ở các khách sạn hay treo ở nơi thờ tổ tiên của các gia đình Hội An.
Với sự phong phú đa dạng kiểu dáng: hình tròn, bát giác, lục giác, trái bí, củ tỏi, đu đủ, đèn Kéo quân, hình rồng, cá… nhưng chỉ với nguyên liệu đơn giản (tre với vải lụa là chính), đèn lồng vải Hội An đã đem lại nhiều sự thích thú và để lại ấn tượng mạnh mẽ với không chỉ du khách Việt Nam mà cả khách du lịch nước ngoài. Một du khách người Mỹ có tên Dezerai Seitzer đã chia sẻ trên trang du lịch AFAR: “Hai vợ chồng chúng tôi đã lang thang mấy giờ đồng hồ quanh một trong những chợ đêm nổi tiếng nhất tại đây. Có lẽ điều tôi ấn tượng hơn cả là ngắm những chiếc đèn lồng được bán rong và bán tại các cửa hàng ở ven đường. Tôi ước rằng có thể mang về một sắc màu nào đó của ánh sáng đèn lồng về để trang trí cho ngôi nhà của mình.”
Khách du lịch đến với Hội An ngày một nhiều, lồng đèn có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của khách, có thể xếp lại để tiện mang đi. Những loại lồng đèn cổ, không xếp lại được ngày ấy chỉ thấy trên các nơi thờ cúng: đình, chùa, bàn thờ… nay chúng có thể góp mặt vào nhiều nơi hơn: khách sạn, lễ hội, các cuộc thi đèn lồng… Các nghệ nhân tài hoa vẫn có dịp được phô diễn tài năng sáng tạo và đôi bàn tay vàng của họ. Phải nói rằng con mắt thẩm mỹ của người Hội An thật đáng được kính nể. Phố cổ ngày một thêm cổ và được tỏa sáng, thăng hoa nhờ nghề làm đèn lồng.
Lồng đèn Hội An là nét chấm phá đặc sắc của truyền thống và cần được giữ gìn, duy trì và phát huy. Đó cũng là 1 trong những mục tiêu của dự án Đèn Lồng Việt tại Hoàng Lê, khi hướng tới các sản phẩm đèn truyền thống, nhất là đèn Hội An, nhằm tôn vinh và giữ gìn bản sắc dân tộc Việt. Thông qua việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm được tạo ra, Hoàng Lê mong muốn mang hình ảnh “sản phẩm Việt Nam” đi lên trong mắt người Việt và du khách phương xa từ các nơi khác.
Đèn lồng Việt mong góp phần nhỏ bé tôn thêm nét đẹp ở nơi ở hoặc kinh doanh của quý bạn gần xa. Đèn lồng Việt rất mong sự ủng hộ của quý khách để mang một nét văn hóa tốt đẹp này đi xa hơn trong cộng đồng người Việt cũng như du khách.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
HỘI AN - 0905.223.659
Địa chỉ: 424 Hùng Vương, Hội An, Quảng Nam
Điện thoại: 05103.863.490
Di động: 0905.223.659 – 0935.863.149
Email: support@denlong.com
|
TP. HỒ CHÍ MINH - 0989.474.918
Cửa hàng và VP đại diện
Địa chỉ: TP.HCM 176 Lê Văn Sỹ (lầu I), P10, Phú Nhuận
Điện thoại: 0989.474.918
Di động: 0989.474.918 – 0935.863.149
Email: sale@denlong.com
|
HÀ NỘI - 0935.863.149
Đại lý phân phối miền Bắc
Địa chỉ: Hà Nội
Điện thoại: 0935.863.149
Di động: 0935.863.149
Email: support@denlong.com
Nguồn: http://denlongviet.vn/p/den-long-hoi-an-trong-mat-du-khach-quoc-te/
|
Its really nice and usefull. Thanks ad
Trả lờiXóa